Nhượng quyền hay khởi nghiệp thì thành công?

Nhượng quyền hay khởi nghiệp thì thành công?

Trước tình hình kinh tế phát triển, những hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế mở ra nhiều cơ hội, cách thức kinh doanh mới, đồng thời cũng mang đến nhiều sự lựa chọn như việc bắt đầu tự kinh doanh bằng hình thức tự khởi nghiệp hay mua nhượng quyền. Đây thực sự là một câu hỏi đầy khó khăn bởi mỗi cách thức xây dựng sự nghiệp đòi hỏi chúng ta phải hiểu rõ về bản chất, ưu nhược điểm của chúng để ta có thể thực hiện tốt quy trình kinh doanh.

Nhượng quyền là gì?

Nhượng quyền được hiểu là một thỏa thuận pháp lý giữa người sở hữu thương hiệu với một cá nhân hay công ty để sử dụng sự nhận diện và bí quyết trong kinh doanh.

Mỗi cơ sở kinh doanh nhượng quyền được phép bởi công ty mẹ hay còn gọi là bên nhượng quyền để bán sản phẩm hay dịch vụ của họ.

Tự khởi nghiệp là như thế nào?

Tự khởi nghiệp là quá trình người kinh doanh khởi đầu từ con số 0 với một ý tưởng mới, tự lập kế hoạch để thực hiện mô hình kinh doanh.

Để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh này đòi hỏi cần sự cố gắng liên tục và chịu được những khó khăn, áp lực.

nhuong quyen hay khoi nghiep thì thanh cong

Ưu nhược điểm của 2 hình thức kinh doanh

 Nhượng quyền

* Ưu điểm:

- Cung cấp cho bên mua quyền được sở hữu một công việc kinh doanh đã được kiểm chứng và một mô hình kinh doanh đã được hoàn thiện.

- Rủi ro ít nhưng phải phụ thuộc vào bên nhượng quyền.

- Tốn rất ít thời gian thử nghiệm để tìm ra cách thức kinh doanh thành công.

- Dễ dàng tìm được nhà đầu tư hay hỗ trợ nhóm.

- Thương hiệu đã được nhận biết giúp công việc kinh doanh thành công hơn.

nhuong quyen hay khoi nghiep thì thanh cong nhat

* Nhược điểm:

- Phụ thuộc vào môi trường kinh doanh của bên công ty nhượng quyền.

- Phải trả phí nhượng quyền ban đầu cho bí quyết kinh doanh.

- Phải tuân theo quy định và sự hướng dẫn của bên nhượng quyền.

- Phí nhượng quyền hằng tháng/hằng năm phải trả cho bên nhượng quyền.

- Chịu sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh.

- Dù kết quả kinh doanh tốt hay xấu, có hiệu quả hay không, thì chủ cửa hàng cũng không thể sử dụng mặt bằng kinh doanh để kinh doanh thêm sản phẩm khác.

Tự khởi nghiệp

* Ưu điểm: 

- Người khởi nghiệp có thể linh động điều chỉnh cách thức kinh doanh hay thậm chí thay đổi sự lựa chọn.

- Không có giới hạn cho sự phát triển.

- Thu nhập có thể phát triển.

- Không phải chịu sự gò bó, áp lực từ công ty trên.

- Làm việc vất vả nhưng cũng có phần thưởng.

Nhược điểm: 

- Nhiều rủi ro hơn.

- Mức vốn hiện tại, nguồn tài trợ là một thử thách.

- Cần thiết tạo ra công thức riêng để thành công.

- Phải xây dựng uy tín thương hiệu.

Xét về những ưu, nhược điểm của vấn đề nhượng quyền hay tự khởi nghiệp trong kinh doanh đều là những cách thức xây dựng sự nghiệp  đòi hỏi phải hiểu thật rõ sự tự do, linh động hay sự ràng buộc cần thiết khi đã quyết định. Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn hướng đi mới mẻ cho tổ chức của mình. Tiêu biểu ở lĩnh vực nhượng quyền thương mại có các doanh nghiệp đình đám như Pizza Hut, cà phê Trung Nguyên, công ty thời trang Blue Exchange, thời trang Gumac,… và đã đạt rất nhiều thành tựu trong suốt quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó, trước tình hình phát triển của nền kinh tế hiện nay, Việt Nam ngày càng phát triển hình thức tự khởi nghiệp. Khởi đầu với hình thức nhỏ (có thể là mô hình kinh doanh tại nhà hoặc thuê mặt bằng kinh doanh bên ngoài). Đặc biệt, theo thống kế đến thời điểm hiện tại có khoảng 50% doanh nghiệp tồn tại sau nhiều năm hoạt động. Qua đó, thể hiện được kết quả khả quan trong sự nghiệp kinh doanh, phát triển kinh tế của Việt Nam, thể hiện năng lực của các tổ chức có thể từng bước chinh phục sự thành công.

Như ta đã thấy, cả nhượng quyền thương hiệu hay tự khởi nghiệp đều có những lợi ích riêng, chủ yếu vẫn là do người kinh doanh lựa chọn hình thức nào cho tổ chức của mình - chọn ở vùng an toàn hay thích sự mạo hiểm. Đồng thời, với sự phát triển hiện tại của nền kinh tế, ngoài việc lựa chọn hình thức kinh doanh cho doanh nghiệp của mình, người kinh doanh cần có cái nhìn rộng mở hơn trong xây dựng mô hình kinh doanh, đồng thời lên kế hoạch, thiết lập mục tiêu kinh doanh trong ngắn và dài hạn để chinh phục từ những bước đầu, phòng tránh được những rủi ro để thu được nhiều lợi nhuận và phát triển doanh nghiệp.

 

 


Đang xem: Nhượng quyền hay khởi nghiệp thì thành công?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng