Những rủi ro khi nhượng quyền thương hiệu thời trang

Những rủi ro khi  nhượng quyền thương hiệu thời trang

Franchise – Nhượng quyền thương hiệu là gì ?

Nhượng quyền thương hiệu là phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại được cấp phép cho một cá nhân hay một tổ chức nào đó sử dụng thương hiệu để sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ trong một thời gian nhất định với một ràng buộc về tài chính là một khoản chi phí theo phần trăm doanh thu hoặc lợi nhuận của cửa hàng.

Việt Nam đang là nước đang phát triển với nhiều mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Có thể nói năm 2020 hình thức nhượng quyền thương hiệu thời trang đang là một miếng mồi béo mỡ cho các doanh nghiệp hay các cá nhân có nhu cầu chuyển nhượng kinh doanh. Nhưng chi phí chuyển nhượng của một thương hiệu là bao nhiêu 100 triệu đồng hay lên tới 500 trăm triệu đồng.

Nhượng quyền thương hiệu là gì

Chi phí nhượng quyền thương hiệu thời trang

Những công ty thời trang nhượng quyền tại Việt Nam như: GUMAC, BLUE EXCHANGE, ELADY,... là các thương hiệu đang chuyển nhượng kinh doanh trên thị trường hiện nay. Những con số bỏ ra để mua lại mô hình nhượng quyền là bao nhiêu.

Ví dụ: Thương hiệu thời trang GUMAC

 Phí nhượng quyền 424 – 460 triệu đồng / 1 năm tùy từng khu vực theo chiến lược hoạt động của công ty.

Cụ thể:

Thiết kế thi công, trang trí: 150 triệu đồng

Ký quỹ: 250 triệu đồng

Phí nhượng quyền mỗi năm : 36 triệu đồng

Các khoản khác như dụng cụ bán hàng, hệ thống phần mềm, nhân viên: 24 triệu đồng

Chi phí của một mô hình nhượng quyền không hề thấp và những điều cần biết khi nhượng quyền thương hiệu mà cá nhân hay tổ chức doanh nghiệp cần biết.


Cần chuẩn bị những gì khi nhượng quyền thương hiệu?

  • Vốn

Đầu tiên khi làm bất cứ việc gì thì là tiền đâu, các bạn có thể thấy chi phí nhượng quyền thương hiệu đã được liệt kê ở trên là không hề rẻ. Và chi phí để duy trì hợp đồng mỗi tháng cũng không ít, nên các bên nhận nhượng quyền nên tính toán thật kỹ càng về chi phí cố định hàng tháng nhất là trong thời gian đầu để tránh được tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

  • Nghiên cứu thị trường nhằm lựa chọn thương hiệu thích hợp

Trước khi làm bên nhận nhượng quyền, các bên nhận nên tìm hiểu thật kỹ thị trường mà mình đang hướng đến, liệu thương hiệu mình đang nhắm đến còn đủ “hot” hay xứng đáng với số tiền mình sắp phải bỏ ra hay không.

  • Địa điểm

Dù thương hiệu bạn nhận có lớn đến mức nào mà nếu chọn sai địa điểm thì mọi tiền bạc công sức cũng sẽ đi tông, thông thường thì việc lựa chọn địa điểm thì bên nhận nhượng quyền sẽ được bên chủ thương hiệu tư vấn kỹ càng về việc địa điểm. Vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của bên nhận nhượng quyền cũng như hình ảnh của bên chủ thương hiệu.

Những rủi ro khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thời trang ?

Đối với Franshior ( Chủ thương hiệu )

Ưu điểm của phương thức chuyển nhượng kinh doanh

  • Mở rộng được quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối của mình một cách nhanh nhất.
  • Giảm chi phí phát triển thị trường và thêm nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền.
  • Tạo dựng cho một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính.
  • Thâm nhập và thăm dò hiệu quả đầu tư trên các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí rủi ro thấp nhất.
  • Tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản thương mại hoặc pháp lý nào…

Nhược điểm của phương thức nhượng quyền thương hiệu.

  • Mất quyền kiểm soát và quyền năng kinh doanh
  • Sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh.
  • Thiên vị cho một bên nhận nhượng quyền nào đó.
  • Hoạt động không kém của một đơn vị sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu…

Đối với Franchise ( Chủ sở hữu nhượng quyền )

Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu.

  • Kinh doanh một thương hiệu thời trang có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ hơn nhiều so với việc xây dựng được 1 thương hiệu tương đương
  • Giảm thiểu các rủi ro do không phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới.
  • Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống hoạt động được chuẩn hóa.
  • Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực.
  • Được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh.
  • Hỗ trợ từ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi của thương hiệu.
  • Quảng cáo tại nơi bán hàng.
  • Các hoạt động hỗ trợ trọn gói, thống nhất
  • Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng bộ.

Nhược điểm của việc kinh doanh Franchise

  • Không phải là thương hiệu riêng của mình.
  • Chia sẻ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền.
  • Sự bùng nổ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống.
  • Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được quy định trước.
  • Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh.
  • Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh…

Có nên kinh doanh nhượng quyền hay không ?

Có nên nhượng quyền thương hiệu không

Hiện nay, phương thức chuyển nhượng quyền thời trang đang là xu hướng của những chủ doanh nghiệp đang muốn bắt đầu kinh doanh nhưng lại sợ rủi ro quá cao. Và đây luôn là một hình thức kinh doanh mới mẻ đáng để thử.

Tuy nhiên trước khi quyết định có tham gia mô hình kinh doanh này hay không, bạn cần phải khảo sát cũng như nghiên cứu thị trường thật kĩ càng. Hãy tự đặt ra cho bản thân câu hỏi như: Loại hình này đã có ai làm hay chưa, nguyên nhân những người đi trước thất bại là gì…. Để có thể tự mình có quyết định chính xác nhất.

Chuyển nhượng thương hiệu thời trang hiện nay là mô hình kinh doanh đang ngày càng phát triển và mở rộng. Và để có thể hiện thực hóa ước mơ làm chủ của bản thân thì việc lựa chọn làm kinh doanh theo hình thức này luôn là một giải pháp khả thi lại vô cùng hiệu quả.

 

 

 


Đang xem: Những rủi ro khi nhượng quyền thương hiệu thời trang

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng