Đây là điều bạn nên biết khi kinh doanh nhượng quyền Franchise

Đây là điều bạn nên biết khi kinh doanh nhượng quyền Franchise


Franchise - Mô hình kinh doanh đã và đang được nhiều công ty nước ngoài và Việt Nam thành công khi áp dụng mô hình này, qua đó mở rộng được thị phần và tăng độ phủ, nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, khi nhắc đến Franchise, nhiều người vẫn mơ hồ về khái niệm này. Cùng Mati House tìm hiểu về Franchise và mô hình của nó tại việt nam có gì khác nhé. 

Làn sóng sôi động của mô hình Franchise in Việt Nam

Xu hướng mở cửa kinh tế và phát triển toàn cầu đã mở đường cho sự vận động kinh doanh trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Dẫn đến việc các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước mở rộng thị phần. 

Doanh nghiệp nước ngoài khởi đầu làn sóng Franchise ở Việt Nam

Franchise là mô hình kinh doanh đã có từ trăm năm nay. Đây được coi là mô hình chủ đạo để các doanh nghiệp tại những quốc gia phát triển như Bắc Mỹ, Tay Âu, Nhật, Úc,... vươn ra thị trường quốc tế. 

Ở Việt Nam, ngành bán lẻ và nhượng quyền của chúng ta bắt đầu khởi sắc khi chúng ta gia nhập WTO.  Nổi bật với sự xuất hiện của Circle K vào năm 2009, Burger King năm 2011 và 10 năm KFC có mặt tại thị trường Việt Nam. 

Đến năm 2013 và 2014 đánh dấu sự sôi động của thị trường với sự xuất hiện của hai thương hiệu khổng lồ là Starbucks và McDonald’s. Bên cạnh các thương hiệu quốc tế lớn tại, các thương hiệu nhượng quyền Châu Á cũng xâm nhập vào thị trường Việt Nam như: The Pizza Company, Thai Express (Thái Lan), Cafe Bene (Hàn Quốc), Chattime (Đài Loan),...

Việc ký kết hiệp định kinh tế và xu hướng hòa nhập phát triển toàn cầu, thị trường Việt Nam đã, nước ta đã và đang trở thành thị trường được chú ý đối với các thương hiệu quốc tế và khu vực.

Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam.

Với hơn 95 triệu dân, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng. Bởi thế, đa dạng các ngành, công ty, từ đồ ăn nhanh, cà phê, làm đẹp, thời trang,... đã nhượng quyền thành công. 

Sự xâm nhập ồ ạt của các thương hiệu quốc tế đã tạo đòn bẩy kích thích các thương hiệu Việt chuyển  nhượng thương hiệu. Có thể kể đến các thương hiệu máu mặt như: Golden Gate, phở 24 , tập đoàn Trung Nguyên,... Hiện nay, mô hình Franchise nổi bật với lĩnh vực thời trang và làm đẹp. Trong lĩnh vực thời trang, phân khúc trẻ từ 20 -30 tuổi là phân khúc tiềm năng. Sự thay đổi linh hoạt môi trường và dễ dàng bị tác động bởi các yếu tố cảm xúc tạo ra nhu cầu lớn. Mati House là một trong những thương hiệu đánh mạnh vào phân khúc này.

Franchise là gì?

Franchise là từ có nguồn gốc từ tiếng pháp. “Franc” có nghĩa là “free”. Franchise được hiểu là hình thức nhượng quyền kinh doanh. Đây là mô hình mà cá nhân tổ chức được kinh doanh sản phẩm, dịch vụ theo hình thức, phương pháp được áp dụng trong thực tế của bên nhượng quyền tại một khu vực cụ thể. Hay có thể hiểu là:  mô hình kinh doanh mà cho phép bên nhận quyền được hoạt động dưới tên thương hiệu của bên nhượng quyền trên những quy định đã được thống nhất. 

Franchisor là bên nhượng quyền, franchisee được hiểu là bên nhận quyền. Theo đó, bên nhượng quyền chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, quảng bá,... Còn Franchisor chịu chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực, hoạt động kinh doanh phải đảm bảo thực hiện đúng khuôn mẫu, quy trình của bên nhượng quyền cung cấp. 

Các mô hình Franchise tại Việt Nam 

Franchise - mô hình kinh doanh nhượng quyền được nhiều chuyên gia dự đoán là phương thức sẽ nhanh chóng phát triển thành trào lưu kinh doanh thế hệ mới. Theo đó, dẫn đến sự phát triển thành những loại hình khác nhau nhằm đáp ứng được yêu cầu về lợi ích của bên nhượng và nhận quyền. 

Nhượng quyền có tham gia quản lý

Nhượng quyền tham gia quản lý hay tiếng Anh gọi là Management franchise. Với loại hình này, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng thương hiệu và mô hình, công thức kinh doanh. 

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Equity franchise là loại hình nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn. Có nghĩa là người nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn với tỷ lệ nhở dưới dạng liên doanh để trực tiếp kiểm soát hệ thống và tham gia vào hội đồng quản trị của công ty. 

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện, thuật ngữ tiếng anh là Non-business format franchise. Với mô hình này, nguyên tắc quản lý sẽ lỏng lẻo hơn, được quy định như sau:

  • Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị
  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ
  • Nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện

Full business format franchise - mô hình kinh doanh toàn diện có đặc tính hoàn thiện hơn với yêu cầu từ hai bên. Mô hình này quy định chuyển nhượng ít nhất 4 loại sản phẩm cơ bản sau: 

  • Hệ thống thương hiệu. Bên nhận quyền sẽ được hoạt động dưới tên thương hiệu của công ty nhượng quyền.
  • Hai bên đồng nhất về sản phẩm và dịch vụ kinh doanh.
  • Chuyển giao bí quyết công nghệ sản xuất và kinh doanh.
  • Hệ thống vận hành doanh nghiệp bao gồm: Chiến lược, mô hình, quy trình sản xuất, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ truyền thông, marketing.

Nhượng quyền thương hiệu thời trang ngày càng sôi động, chứng tỏ tiềm lực phát vô hạn của lĩnh vực này cũng như nhu cầu của giới trẻ đang dồi dào. MATI HOUSE sẽ cùng bạn tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh thời trang để các bạn có cái nhìn tổng quan về kinh doanh nhượng quyền và thành công của nó trên thị trường Việt Nam.





Đang xem: Đây là điều bạn nên biết khi kinh doanh nhượng quyền Franchise

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng