Đây là 4 mô hình Franchise phổ biến tại Việt Nam

Đây là 4 mô hình Franchise phổ biến tại Việt Nam

Franchise là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong môi trường kinh doanh, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về mô hình này cũng như có sự hiểu biết về hình thức franchise tại Việt Nam. Vì vậy, để có thể thực hiện tốt những điều này, hiểu biết về mô hình franchise là một lợi thế của bạn.

Franchise là gì?

Franchise có nghĩa là nhượng quyền kinh doanh, là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu/tên sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh. Mô hình này đựơc áp dụng trong một thời gian nhất định, trong thời gian đó đôi bên sẽ chịu những ràng buộc về tài chính hay một khoản chi phí, đôi khi sẽ chia theo phần trăm doanh thu của cửa hàng.

Mô hình kinh doanh

Phân loại các mô hình Franchise

Franchise là một mô hình kinh doanh linh hoạt và bất kì loại hình kinh doanh nào cũng có thể nhượng quyền. Tuy nhiên, theo mỗi sản phẩm dịch vụ sẽ có những yêu cầu, yếu tố riêng mà người ta cần phải nghiên cứu để có được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

  1. Nhượng quyền tham gia quản lý

Đây là một mô hình nhượng quyền liên quan đến chất lượng và kinh nghiệm của các quản lý hơn là kinh nghiệm trong ngành. Thực hiện mô hình này, bên nhượng quyền ngoài việc chuyển nhượng thương hiệu và mô hình kinh doanh thì còn cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp cho bên nhận quyền. Vai trò của bạn là sử dụng kinh nghiệm và chuyên môn có được trong sự nghiệp của mình để lãnh đạo công ty và quản lý các bộ phận một cách hiệu quả, tập trung vào phát triển kinh doanh và đưa ra những quyết định mạnh mẽ về tài chính.

Hình thức này thường áp dụng cho các ngành dịch vụ, yêu cầu về chất lượng liên quan đến nguồn nhân lực, cụ thể là ngành nhà hàng- khách sạn.

Mô hình nhượng quyền quản lý

  1. Nhượng quyền kinh doanh toàn diện

Mô hình này thể hiện một cấu trúc hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất khi thể hiện mức độ hợp tác và cam kết giữa hai bên nhượng và nhận.

Không chỉ được sở hữu nhãn hiệu nhượng thương hiệu, quan trọng hơn, bên nhận còn có thể sở hữu toàn bộ hệ thống vận hành kinh doanh, bí quyết dùng trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, bên nhượng quyền sẽ cung cấp một kế hoạch với đầy đủ thủ tục chi tiết về hầu hết mọi khía cạnh trong doanh nghiệp, cung cấp hệ thống đào tạo, hỗ trợ trong giai đoạn đầu cũng như về lâu dài sau này.

Nhượng quyền kinh doanh toàn diện được xem là một mô hình phổ biến và thường được nhắc đến trong hệ thống nhượng quyền thương hiệu. Các doanh nghiệp từ hơn 70 ngành công nghiệp đều có thể thực hiện việc nhượng quyền này, tuy nhiên phổ biến nhất là ngành hàng thức ăn nhanh, bán lẻ, nhà hàng, dịch vụ kinh doanh, các trung tâm/phòng tập thể hình,…

  1. Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

Mô hình này thường chỉ chuyển nhượng một số yếu tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thường là cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, hoặc có thể cung cấp một số bí quyết, công thức trong một phạm vi nào đó.

Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện này thường được các doanh nghiệp áp dụng khi bên nhượng quyền mong muốn mở rộng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ phủ thị trường, tăng doanh thu để cạnh tranh với đối thủ. Vì không chuyển nhượng những yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp, nên đa phần những doanh nghiệp này không quản lý quá chặt chẽ các hoạt động của bên nhận quyền và chỉ quan tâm đến thu nhập của việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

  1. Nhượng quyền kinh doanh có đầu tư thêm vốn

Đây là hình thức nhượng quyền mà bên nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù số vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.

Mô hình franchise tại Việt Nam:

Ở Việt Nam, franchise xuất hiện vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Mở đầu là hình mẫu franchise tại Việt Nam là thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Vốn được xem là một thương hiệu có những bước đi đầu khá thành công trong việc “nhân giống” thương hiệu cà phê trên toàn quốc, tuy nhiên công ty lại chưa chú trọng đến chất lượng, cách quản lý và phát triển thương hiệu nên sớm không giữ vững được vị trí ngày xưa. Ngoài ra, những năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã áp dụng hình thức này vào quá trình kinh doanh của họ như các thương hiệu cà phê, trà sữa,… ngày càng nổi lên.

Cùng với xu hướng hội nhập và phát triển như ngày nay, Việt Nam trở thành thị trường được chú ý đối với các thương hiệu quốc tế và khu vực. Nhiều thương hiệu nước ngoài đến từ các nước Mỹ, Úc, Singapore,... đã không bỏ qua cơ hội vàng để mở rộng thị trường trong các lĩnh vực nhà hàng - ăn uống, thời trang, giáo dục, chăm sóc sức khỏe.

Và tất nhiên, đây là một cơ hội lớn mở ra cho những ai đang có ý định kinh doanh theo hình thức này. Song, để có thể thành công khi bước vào con đường này, các tổ chức/doanh nghiệp cần thiết phải định hướng đúng đắn cho sản phẩm của mình.

Những yếu tố chủ chốt mang đến thành công trong lĩnh vực franchise:

  1. Phải đảm bảo có sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, khác biệt, nhưng phù hợp với văn hóa, tập quán tiêu dùng của người bản địa.
  2. Sản phẩm mang tính đại chúng, có thể phục vụ cho nhóm đối tượng khách hàng có quy mô lớn, nhằm thỏa mãn một nhu cầu hiện có hoặc tạo ra một nhu cầu mới.
  3. Mô hình dễ dàng nhân rộng, mang tính mở chứ không đóng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một mô hình kinh doanh nhượng quyền mang lại lợi nhuận cao thì có thể tìm hiểu mô hình nhượng quyền thời trang Mati House của chúng tôi nhé!

Gợi ý bạn có thể tìm hiểu bài viết về nhượng quyền thương hiệu là gì?

Mô hình nhượng quyền thời trang Mati House

Đang xem: Đây là 4 mô hình Franchise phổ biến tại Việt Nam

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng